Nắm được những kiến thức cơ bản về các phương thức biểu đạt giúp bạn biết cách phân biệt và xác định được phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản đọc hiểu.
Xem thêm bài viết:
- Phân biệt các phong cách chức năng ngôn ngữ
- Bảng tổng hợp các thao tác lập luận
- Phân biệt các biện pháp tu từ tiếng Việt
- Các phương châm hội thoại
I. Khái quát về biểu đạt và phương thức biểu đạt
1. Khái niệm
– Con người không thể sống mà không trao đổi những ý nghĩ, những cảm xúc của mình với những người xung quanh bằng lời nói hoặc chữ viết. Và không ai không muốn những tư tưởng và tình cảm đó được hưởng một cách thật đúng đắn và đầy đủ. Việc tỏ rõ ra ngoài cho mọi người thấy được những tư tưởng và tình cảm của mình như thế gọi là biểu đạt.
– Muốn biểu đạt, trước hết, chúng ta cần phải có ý nghĩ, tình cảm của chính mình và có niềm mong muốn, khát khao được bày tỏ ý nghĩ, tình cảm ấy với một (hoặc nhiều) người nào đó.
VD: Lời tỏ tình của chàng trai trong bài ca dao:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen…
Nội dung bày tỏ phải chân thực, phong phú, đẹp đẽ, mạnh mẽ, thiết tha nếu không thì sự biểu đạt không thể thành công
– Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng biểu đạt được hết những điều mà mình thấy là lí thú cho người khác nghe. Vì vậy, đòi hỏi người biểu đạt phải nắm vững và sử dụng những phương pháp, cách thức biểu đạt thích hợp, gọi là phương thức biểu đạt.
– Mỗi văn bản thường sử dụng nhiều phương thức biểu đạt, tuy nhiên bao giờ cũng có phương thức biểu đạt chính.
2. Các phương thức biểu đạt đã học
– Phương thức tự sự
– Phương thức miêu tả
– Phương thức biểu cảm
– Phương thức nghị luận
– Phương thức thuyết minh
II. Khái niệm, đặc điểm các phương thức biểu đạt
